Hãng hàng không Vietjet Air xuất hiện nhiều tin đồn cho rằng họ đang gặp phải những gánh nặng lớn về tài chính và đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Tuy nhiên, để biết thông tin Vietjet vỡ nợ này xuất phát từ đâu và nó là đúng hay sai thì cần phải được xác minh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về một số vụ việc của Vietjet Air có thể là nguồn cơn của những tin đồn.
Vietjet vỡ nợ không trả tiền thuê máy bay
Theo một số trang báo điện từ đăng thông tin chưa được kiểm chứng về việc hãng Vietjet Air dính vào một vụ kiện tại nước ngoài liên quan đến việc không trả tiền thuê máy bay theo đúng thời hạn trên hợp đồng. Một vụ kiện khác xảy ra gần đây ở Singapore cũng liên quan đến vụ những chiếc máy bay cho thuê này, họ bị cáo buộc âm mưu chiếm đoạt 4 chiếc máy bay của bên cho thuê.
Theo đó, thông tin trên chưa được xác thực và chưa được phía Vietjet Air lên tiếng đính chính, nhiều trang báo lớn của Việt Nam cũng chưa có bài đăng xác minh về sự việc này. Mặt khác, việc kinh doanh của Vietjet thời gian gần đây được đánh giá là tăng trưởng vượt trội, nếu thực sự có việc chậm chi trả tiền thuê máy bay thì lý do đằng sau không phải liên quan đến tiềm lực tài chính của Vietjet.
Theo một báo cáo thống kê tài chính giai đoạn 9 tháng đầu năm 2023 mới đây của hãng Vietjet Air, tính đến thời điểm ngày 30/09/2023, tổng tài sản thống kê được của Vietjet Air đạt hơn 76,5 nghìn tỷ đồng, chỉ số nợ vay trên vốn chủ sở hữu ở mức 1,5 lần và chỉ số thanh khoản đạt 1,4 lần. Những con số này cho thấy tin đồn Vietjet vỡ nợ không trả tiền thuê máy bay là sai sự thật.
Tin Vietjet vỡ nợ có thật không?
Để làm rõ tin Vietjet vỡ nợ trên, chúng ta cùng điểm qua tình hình kinh doanh của Công ty Vietjet trong những năm gần đây, những con số biết nói sẽ chắc chắn hơn cho đáp án của chúng ta.
Theo báo cáo tài chính năm 2020 của Vietjet, doanh thu công ty mẹ của Vietjet trong năm 2020 đạt hơn 15.203 tỷ đồng, doanh thu hợp nhất trong các lĩnh vực và lợi nhuận đạt được sau thuế năm 2020 lần lượt là 18.220 tỷ đồng và 68 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2020, tổng tài sản Vietjet là 45.197 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 17.325 tỷ đồng.
Trong một báo cáo tài chính đầu năm 2021, Vietjet có tổng tài sản là 51.785 tỷ đồng, chỉ số nợ vay trên vốn chủ sở hữu đạt 0,91, cùng với chỉ số thanh khoản ở mức 1,63 lần, đây là mức an toàn trong ngành hàng không. Công ty Vietjet báo cáo doanh thu hợp nhất cuối năm 2021 là 12.998 tỷ, lợi nhuận trừ thuế đạt 100 tỉ đồng.
Kết thúc năm 2022, báo cáo tài chính hợp nhất của Vietjet ghi nhận tài sản công ty tăng lên hơn 67 nghìn tỷ, chỉ số nợ vay trên vốn chủ sở hữu 0,7 lần và chỉ số thanh khoản 1,3 lần. Riêng chỉ 6 tháng đầu năm 2022, Vietjet đã có lợi nhuận sau thuế đạt 145 tỷ đồng.
Cũng trong báo cáo tài chính của Vietjet tính đến ngày 30/09/2023, tổng tài sản của công ty này đạt hơn 76,5 nghìn tỷ đồng, khả năng thanh khoản bằng tiền mặt và khoản tương đương tiền cao với giá trị khoảng 2.077 tỷ đồng. Lãi sau thuế của Vietjet qua 9 tháng đầu năm 2023 được thống kê đạt 55 tỷ đồng.
Qua sơ lược về báo cáo tài chính các năm gần đây của Vietjet về tài sản và lãi của công ty có thể thấy rằng Vietjet Air không ngừng phát triển, dù có trải qua đại dịch khó khăn song hoạt động kinh doanh của họ vẫn có lời. Điều này giúp trả lời câu hỏi Vietjet vỡ nợ là không có cơ sở, là tin đồn sai sự thật.
Vietjet bị vỡ nợ phải vay tiền để trả tiền xăng dầu?
Một trang thông tin điện tử lớn ở Việt Nam có bài đăng “Vietjet Air huy động 3.000 tỉ đồng từ trái phiếu để trả tiền xăng dầu, đặt cọc máy bay…”. Theo đó, phó chủ tịch Công ty cổ phần Hàng không Vietjet là ông Nguyễn Anh Tuấn đã công bố quyết định phát hành trái phiếu Vietjet để huy động vốn. Giá trị vốn huy động được Vietjet thông tin dùng để thanh toán cho chi phí xăng dầu, chi phí cảng, điều hành hoạt động bay, bào trì máy bay… và các chi phí khác.
Ở một vụ việc khác, Vietjet đã ký thỏa thuận với Tập đoàn Carlyle Aviation Partners của Mỹ về việc được tập đoàn này hỗ trợ 550 triệu USD để mua máy bay (nói cách khác là Vietjet đã được thỏa thuận cho vay 550 triệu đô la Mỹ). Tập đoàn này cam kết sẽ hỗ trợ tài chính cho Vietjet 25 tỷ đô la Mỹ để mua 200 máy bay thế hệ mới.
Những thông tin về việc vay vốn trên hoàn toàn là đúng sự thật nhưng lý do không phải vì Vietjet không có khả năng chi trả mà đây là hoạt động huy động vốn bình thường của các công ty, tập đoàn lớn. Nhiều cá nhân, tổ chức vì lý do nào đó đã cải chính sự thật và tung ra những tin đồn không chính xác về sự việc nhằm dắt thông tin đi sai hướng, ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của hãng Vietjet Air.
Các bạn vừa xem qua bài viết làm rõ về tin đồn Vietjet vỡ nợ có thật hay không của Vietjet.info, những thông tin về con số tài chính những năm gần đây có thể cho thấy được Vietjet vỡ nợ là tin không chính xác khi họ liên tục có lãi trong kinh doanh.