Không chỉ là hãng hàng không thường xuyên bị hành khách tố về dịch vụ “dỏm” mà Vietjet Air còn không ít lần có những pha “tự vã” trên truyền thông. Trong bài viết kỳ này, chúng ta cùng điểm qua vụ Vietjet Bikini để biết rõ hơn tại sao hãng bay này lại có cái mác tiêu cực như vậy nhé!
Tên gọi Vietjet bikini Airline từ đâu mà có?
“Vietjet bikini” hay “bikini Airline” là những cái tên đáng xấu hổ mà dư luận đặt cho hãng hàng không giá rẻ này. Dưới đây là 3 sự việc tâm điểm khiến hãng bay này mang điều tiếng như vậy.
Khởi điểm Vietjet bikini năm 2012
Hãng máy bay giá rẻ Vietjet lần đầu sử dụng hình ảnh người mẫu mặc đồ tắm vào năm 2012, họ đăng tải tải hình ảnh người mẫu trong vai trò tiếp viên hàng không mang mặc trang phục bikini trình diễn trên máy bay nhằm mục đích PR, gây chú ý nhằm quảng bá thương hiệu.
Vụ việc này sau đó đã hứng chịu rất nhiều “gạch đá” từ dư luận, nhiều người cho rằng hành vi này là phảm cảm, làm xấu hình ảnh hàng không. Vụ việc sau đó được cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải đã ra quyết định xử phạt hành chính với mức 20 triệu đồng vì hành vi nói trên.
Chưa dừng lại ở đó, khi dư luận còn chưa nguội hẳn, Vietjet Air tiếp tục tạo điều tiếng với việc thuê người mẫu Ngọc Quyên nhảy flashmob với bộ đồ xuyên thấu mặc như không mặc. Vietjet đã gửi đề nghị lên Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam và được cấp giấy chứng nhận kỷ lục Guiness Việt Nam về “nhảy flahmob đầu tiên trên máy bay”.
Tuy nhiên, vụ việc sẽ chẳng có gì phải nói nếu đó là hoạt động nhảy flashmob thông thường. Vietjet lại lựa chọn trang phục bikini màu đen kết hợp với váy xuyên thấu cho người mẫu, trong khi vụ việc Vietjet bikini hồi 2 tháng trước còn chưa dứt. Điều này một lần nữa lại khiến hãng bay bị cộng đồng mạng lên án.
Người mẫu Ngọc Trinh đăng ảnh chụp mặc bikini cho Vietjet Air 2014
Đến với năm 2014, trên trang cá nhân Facebook của người mẫu Ngọc Trinh, cô nàng chia sẻ bài đăng với nội dung “chụp Vietjet bikini Airlineảng cáo cho Vietjet Air cả ngày mệt mỏi…”. Bài viết đi kèm những hình ảnh người mẫu này diện đồ tắm tạo dáng với máy bay Vietjet.
Từ khóa “Ngọc Trinh bikini” lập tức có lượt tìm kiếm tăng vọt trên khắp các kênh thông tin. Liên quan đến vụ việc, phía Vietjet Air khẳng định đó chỉ là dự án kín của hãng, người mẫu đăng ảnh hậu trường là không có trong kế hoạch và sẽ cho đính chính lại sự việc
Phía dư luận lúc bấy giờ cho rằng Vietjet đang sử dụng chiêu cho PR bẩn, lợi dụng tiếng tăm của cô người mẫu đồ tắm để tạo sự chú ý. Người ta dễ dàng móc nối sự việc này với vụ năm 2012 trước đó để suy ra hành động thực sự của Vietjet.
Vietjet mặc bikini đón U23 ĐT Việt Nam 2018
Tháng 01/2018, Đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam khi đó thi đấu xuất sắc khiến người hâm mộ cả nước sôi sục nhiệt huyết với bóng đá. Vietjet Air bày tỏ sự yêu mến với ĐT U23 bằng cách tài trợ 1 chuyến bay dành riêng để đón các “người hùng” về nước.
Khán giả cả nước tức thời thay đổi suy nghĩ về hãng bay nhiều điều tiếng này và nghĩ rằng Vietjet khôn ngoan khi đưa ra quyết định như vậy. Nhưng vụ việc sau đó diễn ra theo một cách hoàn toàn trái ngược suy nghĩ của nhiều người. Thay vì chuyến bay bày tỏ tình cảm của hãng bằng phục vụ chất lượng, tiếp viên lịch sự với tà áo dài thướt tha mang nét đẹp dân tộc thì Vietjet lại cho tiếp viên hàng không mặc bikini để tiếp đón ĐTQG.
“Vietjet bikini” và “Ngọc Trinh bikini” trở thành từ khóa tìm kiếm hot nhất lúc bấy giờ.”Vietjet bikini” và “Ngọc Trinh bikini” trở thành từ khóa tìm kiếm hot nhất lúc bấy giờ.
Đây là sự việc đẩy bão dư luận lên đỉnh điểm, video vụ việc được lan truyền chóng mặt trên mạng. Dự luận cả trong và ngoài nước bức xúc với cách quảng bá của hãng này, cho rằng Vietjet chỉ biết dùng thân hình phụ nữ để thu hút chú ý, nghiện nhìn bikini, trái thuần phong mỹ tục và gắn cho cái mác “bikini Airline”.
Vietjet mặc bikini để quảng bá thương hiệu tốt hay xấu?
Để đánh giá việc Vietjet mặc bikini để quảng bá thương hiệu là tốt hay xấu thì trước tiên cần xét các mặt lợi và hại mà hãng bay này nhận được.
Thời điểm Vietjet lần đầu quảng cáo với hình ảnh người mẫu Bikini thì hãng chưa thực sự có chỗ đứng trong ngành hàng không Việt Nam. Gây scandal bằng cách chơi sốc nổi là nhanh nhất để được người khác chú ý tới, vì vậy việc Vietjet Air tạo hiệu ứng truyền thông này lúc bấy giờ được cho là có lợi cho hãng.
Với 2 lần “ô dề” Vietjet bikini với người mẫu Ngọc Trinh và Đội tuyển U23 sau đó, có thể thấy bộ phận làm truyền thông của hãng này rất biết cách nắm bắt thời cơ khi tạo chú ý bằng người có tên tuổi và tổ chức đang được đông đảo người quan tâm. Giúp thương hiệu được hàng triệu triệu người biết đến mà không tốn quá nhiều thời gian.
Sau những lần PR sốc nổi, tuy có một lượng người cho rằng Vietjet sáng tạo, mạnh dạn đi trước với các truyền thông bá đạo. Nhưng đa phần dư luận đều lên án việc này, họ cho rằng ngành hàng không cần phải có chất lượng phục vụ tốt, tạo hình ảnh chuyển nghiệp từ đó được khách hàng tin chọn chứ không phải sử dụng hình ảnh “rẻ tiền”, thô tục để được nhiều người biết tới theo kiểu không tôn trọng. Xét về mặt tạo niềm tin thì Vietjet được đánh giá là tiêu cực sau vụ việc này.
Trên đây là bài viết giải đáp vì sao Vietjet lại bị gắn mác là “Vietjet bikini Airline”, bên cạnh đó Vietjet.info đã phân tích thêm về việc hãng hàng không giá rẻ này được lợi hay hại gì sau những lùm xùm kể trên. Tiếp tục xem trên trang để có nhiều hơn thông tin hấp dẫn về ngành hàng không.