Hãng hàng không Vietjet Air là một trong những hãng bay sở hữu số lượng phi công nhiều và chất lượng bậc nhất tại Việt Nam. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về số lượng, mức lương được trả và những thông tin liên quan tới đội ngũ phi công Vietjet Air trong bài viết dưới đây.
Mức lương phi công Vietjet bao nhiêu?
Vietjet có bao nhiêu phi công?
Từ một hãng bay tư nhân giá rẻ, Vietjet Air giờ đây đã vươn lên thành một trong những hãng hàng không cung cấp dịch vụ bay hàng đầu Việt Nam và khu vực. Với số lượng phi công tính đến năm 2020 của Vietjet là 823 người trong đó có 622 phi công người nước ngoài, theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam.
Chưa có thống kê chính thức về số lượng phi công của Vietjet Air 2023 hiện tại, tuy nhiên với mức trung bình 14 phi công/máy bay, số máy bay hiện tại của hãng Vietjet Air thì hãng đang có khoảng trên dưới 1400 phi công bao gồm cả cở trưởng và cơ phó.
Lương phi công Vietjet Air bao nhiêu?
Với sự phát triển không ngừng qua các năm, hãng bay Vietjet liên tục gia tăng chất lượng dịch vụ cho khách hàng, bên cạnh đó hãng cũng luôn nâng cao chế độ đãi ngộ cho nhân viên nói chung và đặc biệt các phi công nói riêng.
Vài năm trước, mức lương bình quân phi công lái chính hãng bay Vietjet Air dao động từ khoảng 130 triệu đồng đến 180 triệu đồng 1 tháng, cùng với đó là mức lương bình quân của phi công phụ dao động từ 60 triệu đồng đến 90 triệu đồng 1 tháng. Với mức lương này tại Vietjet Air tại thời điểm đó theo thông kê là nhỉnh hơn hẳn so với các hãng bay cùng khu vực.
Năm 2023 hiện tại, lương phi công Vietjet đã tăng lên đáng kể theo báo cáo thường niên của hãng, cụ thể lương trung bình của cơ trưởng Vietjet Air hiện tại đã nâng lên mức tổi thiểu 160 triệu đồng dao động đến dưới 231 triệu đồng 1 tháng và cơ phó ở mức hơn 100 triệu 1 tháng.
Ngoài chế độ lương cao, Vietjet Air còn kèm theo những chế độ nghỉ và thưởng cực tốt cho các phi công như: Được nghỉ sau 3 đến 4 ngày làm việc liên tục, số ngày nghỉ phép có lương là 7 ngày/tháng, được đi du lịch miễn phí bằng máy bay Vietjet nếu điểm đến đó có đường bay của Vietjet đi qua…
Có thể thấy đi kèm với tình hinh kinh doanh phát triển, Vietjet Air không để nhân phi hay các phi công của họ chịu thiệt, việc tăng lương theo thời thế cùng các chế độ chính sách đãi ngộ tốt là điều mà Vietjet được đánh giá cao.
Đồng phục phi công Vietjet
Trang phục của phi công Vietjet Air cũng tương tự như phi công của những hãng bay khác, bao gồm áo sơ mi trắng tay ngắn bên trong kết hợp với áo vest và quần âu đen chỉnh chu, đi kèm chiếc cà vạt đen. Áo sơ mi trắng tay ngắn mang đến sự trẻ trung và chuyên nghiệp trong phong cách, bộ vest bên ngoài có thiết kế thanh lịch và sang trọng, tạo nên vẻ tự tin cho phi công. Cà vạt đen thêm nét lịch lãm và trang nhã cho trang phục, trang phụ lịch sự thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng đối với khách hàng.
Bên cạnh đó, các phi công cũng mang giày âu đi kèm với chiếc mũ phi công cùng màu đen, kết hợp với logo hình cánh chim màu vàng biểu tượng của những “chú chim sắt” Vietjet Air. Màu đen và màu vàng tạo sự phối hợp tinh tế và phong cách, đồng thời thể hiện khí chất mạnh mẽ và quyền lực của những cơ trưởng.
Trang phục này đã được đội ngũ thiết kế của Vietjet thực hiện với sự chú trọng vào chi tiết và quyền uy, mang lại cho phi công Vietjet Air diện mạo chuyên nghiệp và ấn tượng trong mắt khách hàng.
Nữ phi công Vietjet Air người Việt Nam
Hãng Vietjet Air có 2 nữ phi công trẻ được truyền thông chú tới vào giai đoạn năm 2019 là Nguyễn Phương Anh và Nguyễn Mai Tuyết Dung. Theo đó, Phương Anh là nữ cơ trưởng người Việt đầu tiên của Vietjet khi cô mới 29 tuổi, cô đảm nhận vị trí cơ phó trước đó một thời gian. Trước khi trở thành một phi công thực sự, Phương Anh đã trong vai trò tiếp viên hàng không của Vietjet Air trong 7 năm, cô ấn tượng với hình ảnh những người phi công tài năng và đó cũng là lý do khiến cô quyết tâm trở thành một phi công.
Về Nguyễn Mai Tuyết Dung, vốn dĩ là một giáo viên tiếng Anh tốt nghiệp đại học Sư phạm Tp.HCM, gia nhập Vietjet Air với vai trò giảng dạy tiếng Anh song cô lại được cử học khóa huấn luyện phi công chuyên nghiệp tại Mỹ và tốt nghiệp vào năm 2016. Cùng với Phương Anh, Tuyết Dung là một trong 2 nữ phi công thế hệ 9X đầu tiên của Việt Nam.
Trở thành một phi công là mơ ước của rất nhiều người, cùng với việc được đi du ngoạn khắp thế giới mỗi ngày là mức lương hậu hĩnh mà ít có ngành nghề nào có được. Tuy nhiên, để có thể trở thành phi công cần trải qua quá trình học tập và đào tạo rất nghiêm ngặt. Hy vọng bài viết của Vietjet.info về thông tin phi công Vietjet Air trên đây đã cung cấp đến các bạn những thông tin mới mẻ và hữu ích.